Lưu ý lỗi phong thủy khi xây nhà thường phạm phải
Hiện nay, các gia đình thi công xây dựng nhà và thiết kế nội thất dựa trên công năng tiện sinh hoạt và yếu tố thẩm mỹ mà chưa chú trọng đến phong thủy, trong khi đây là một yếu tố quan trọng để tăng chất lượng cuộc sống. Do không chú ý, nhiều ngôi nhà đang bị sai phạm phong thủy từ cửa ra vào, phòng khách, cho tới nhà bếp, phòng ngủ.
Thứ nhất, phòng khách là không gian sinh hoạt chính của cả gia đình. Đây là khu vực cần tụ dương khí nên có những yêu cầu cơ bản như nên bố trí ở tầng một hoặc nửa trước căn nhà, không gian sáng sủa, lối đi thông thoáng, hạn chế ngóc ngách. Thực tế khảo sát nhiều căn nhà cho thấy một số lỗi hay phạm cơ bản là xà ngang chạy qua phòng khách, tạo ra sát khí xấu từ trên xuống, trần thấp gây cảm giác bức bối, chật chội, không phát triển.
Thứ hai, phòng ngủ liên quan đến tình cảm vợ chồng là khu vực nên độc lập, riêng tư, đồng thời có cảm giác yên tĩnh, ấm cúng. Phòng ngủ là nơi cần tụ khí dương, nhưng nhiều người không hiểu cho rằng yên tĩnh là âm, nên cố tìm cách thiết kế sao cho thật tối và bé lại. Đây là sai lầm cơ bản nhất trong các phòng ngủ của lỗi phong thủy. Gam màu tối, ảm đạm sẽ gây u uất, trầm cảm, bất lợi cho cuộc sống vợ chồng.
Một sai phạm phổ biến khác là không chú ý đến vị trí hay hướng đặt giường. Không ít nhà vì tiện cho người cao tuổi mà để giường ông bà ở tầng một, giường của con cháu ở tầng trên, vệ sinh tầng trên thì đặt ngay trên giường bố mẹ mình. Bố trí này sẽ làm người tầng dưới dễ đau yếu, bệnh tật.
Đầu giường cũng phải có chỗ dựa nhưng không nên dựa vào bếp, nhà vệ sinh vì đó là nơi trường khí thấp, không ổn định, dễ gây đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm, mất ngủ, hay ngủ mê... Đầu giường tránh dựa vào cửa, hay quay ra cửa. Người xưa từng nói "Người sống quay ra, làm ma quay vào", tức người sống nằm trên giường phải quay chân ra cửa mới dễ hấp thụ dương khí, đồng thời có thể biết được những ai đi vào, chủ động hơn, tránh bị bất ngờ, giật mình; còn "làm ma quay vào" nghĩa là bàn thờ phải quay vào trong, nếu bàn thờ quay ra, khí chạy vào sẽ gây động, người đứng khấn cũng bất an.
Thứ ba, cổng, cửa chính, cửa sổ, nơi lấy sáng... là nơi đón khí chính vào trong nhà, cũng được ví với nơi đón tài lộc, do đó cần thông thoáng, sạch sẽ. Kích thước và số lượng phải hài hòa với tổng thể căn nhà.
Các sai phạm thường gặp như: Cửa chính đối diện cửa sau làm không tụ khí, trong lỗi phong thủy được coi như không tụ tài lộc, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cửa đón khí đối diện cửa nhà vệ sinh thì khí đối kháng nhau tác động xấu đến sức khỏe. Cửa đón khí đối diện cửa bếp hay cầu thang, trong phong thủy coi đây là những nơi nạp tài khí sẽ thất thoát tài khí, mất của cải.
Thứ tư, bếp là nơi liên quan đến sức khỏe, tình cảm, tài lộc nên cần có không gian thoáng, xa phòng ngủ, xa cửa chính. Các sai phạm thường gặp như: Đối diện nước (chậu rửa, tủ lạnh, nhà vệ sinh) thì nước - lửa tương xung gây bất hòa, sức khỏe kém. Bếp hướng ra cửa, đối xung khí làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài lộc. Bếp đặt giữa nhà, nơi phòng kín sẽ không thoát khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không ít căn hộ chung cư thiết kế bếp giữa nhà, lại dựa ngay vào WC, làm trường khí bất ổn, thủy - hỏa tương xung, không có lợi cho các thành viên trong gia đình.
Đất thóp hậu có nên mua hay không ?
Có những miếng đất hình dáng không đẹp, nhưng nếu quan sát kỹ ta vẫn chọn được cái tốt trong đó.
Khi tìm mua nhà, mua đất, chắc hẳn tất cả chúng ta đều mong muốn tìm được mảnh đất vuông vức, đẹp về khoa học phong thủy. Tuy nhiên, với cuộc sống đô thị “tấc đất tấc vàng” như hiện nay, tìm được nơi an cư như vậy thật không dễ.
Anh Đức Long (Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất ưng một mảnh đất, vừa thuận tiện đến nơi làm việc, gần trường, được hướng, giá cả phù hợp. Điều duy nhất khiến mình băn khoăn là hình dáng đất, mặt tiền rộng, đằng sau hẹp. Mình lo lắng rằng đất thóp hậu thì khoa học phong thủy sẽ xấu, và việc thiết kế sẽ gặp khó kụăn.”
Giải đáp thắc mắc này của anh Long, KTS Vũ Quang Định cho biết, theo quan niệm truyền thống, ngôi nhà tốt hay xấu là do hình thế của nó gây ra. Nhà thóp hậu về lâu dài thường không tốt, không bền vững. Về thẩm mỹ, thì sắp xếp nội thất trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, trong thiết kế, đất thóp hậu là rất thường xuyên. Đặc biệt, nếu diện tích đất thóp hậu lớn, thì việc thiết kế, điều chỉnh khá dễ dàng. Với đất hẹp thì khó khăn hơn một chút. Mặc dù là đất thóp hậu, nhưng nếu không bị thóp quá nhiều, và đặc biệt thế đất “trước thấp, sau cao” thì tài vận thêm tốt, có thể cân nhắc. Chỉ trừ trường hợp “cao trước, thấp sau” thì nên dứt khoát.
Đất thóp hậu vẫn có thể thiết kế được nhà đẹp, thuận khoa học phong thủy.
Khi đã quyết định chọn lựa mảnh đất, việc còn lại là sắp xếp bố cục hài hòa, thuận khoa học phong thủy kết hợp với kiến trúc thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu ngôi nhà đẹp trên mảnh đất này.
Thiết kế nhà đẹp và hợp khoa học phong thủy trên đất thóp hậu
– Đối với việc thiết kế: Với đất thóp hậu, KTS sẽ thiết kế không gian chính vuông vức, những góc xéo của mảnh đất nội tiếp ngôi nhà sẽ tận dụng cho các không gian phụ như sân vườn, tiểu cảnh, WC, sân phơi, vv… Các phòng này càng vuông vức, càng tận dụng thiên nhiên, ánh sáng chan hòa càng tốt, bằng việc chọn một bên ít xéo để làm chuẩn giữa chính và phụ. KTS bố trí cân đối và tiện ích nắn lại, để cảm giác thóp hậu là ít nhất.
Những không gian chính sẽ được thiết kế vuông vức.
Những góc xéo sẽ để thiết kế tiểu cảnh, non bộ, góc vườn nhỏ, biến nhược điểm những chi tiết đẹp mắt.
Việc cần thiết đối với đất thóp hậu là tạo sự thông thoáng, dòng khí đối lưu cho trước và sau nhà, đưa thiên nhiên vào trong nhiều nhất để có sự hòa hợp. Vì vậy, giếng trời, cây xanh và non bộ,… là ý tưởng hợp lý để không gian luôn trong lành, mát mẻ.
Khi thiết kế, không nên tạo các ô cửa xuyên suốt nhà, vì như thế, sẽ tạo điều kiện cho sự hao tổn sinh khí, suy tán nội khí tạo xung khí xấu (Sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng). Bạn nên dùng chuông gió, màn sáo, giương bát quái, treo tĩnh vật nhẹ nhàng, bố trí cây cảnh, màu sắc,… hướng đến việc cân bằng âm dương nhằm khắc phục nhược điểm khoa học phong thủy.
Dùng chuông gió, màn sáo, giương bát quái, vv… nhằm cân bằng âm dương.
Tại góc thóp, bạn có thể bổ khuyết bằng cách làm một cái cột cao để cân đối lại. Ngoài ra có thể tăng cường ánh sáng tại góc khuyết trả lại sự cân bằng, hài hòa.
Sử dụng vật liệu cho nhà thóp hậu: Nên sử dụng các vật liệu tự nhiên tạo khoảng không gian thoáng mát gần gũi với thiên nhiên. Còn đối với không gian hẹp chúng ta nên sử dụng vật liệu một cách hiệu quả để hạn chế tối đa những góc cạnh không tốt. Với sàn nhà, nên lát so le nhau, hoặc lát chéo để tạo cảm giác không gian rộng thêm, sử dụng màu sắc phải kết hợp với nhau để tạo hiệu quả nhất.
Sử dụng vật liệu gần gũi và thiết kế thoáng mở giúp không gian thêm rộng.
Cách bài trí bàn trà hợp khoa học phong thủy cho phòng khách
Bàn trà cùng bộ ghế sofa trở thành trung tâm, điểm nhấn trong không gian phòng khách. Đây không chỉ là nơi cả gia đình sum họp, quây quần mà còn là không gian để chủ nhà tiếp đón khách tới chơi.
Theo nguyên tắc khoa học phong thủy, bộ ghế sofa là biểu tượng của gia chủ, bàn trà tượng trưng cho khách quý. Do đó, khi thiết kế, bố trí trong phòng khách, ghế sofa phải đảm bảo cao hơn bàn trà, mang ý nghĩa chủ nhà nồng hậu tiếp đón khách và khách tới chơi không lấn át gia chủ.
Một quan điểm khác của khoa học phong thủy cũng cho rằng, sofa biểu tượng của vách núi, bàn trà mang ý nghĩa của dòng sông. Do đó, muốn núi và sông hòa hợp thì phải luôn kê cùng với nhau, không tách rời và “núi” (sofa) phải được kê sát tường, vững chãi, cao hơn dòng sông (bàn trà). Chiều cao hợp lý nhất là bàn trà không nên cao quá đầu gối của chủ nhà và khách khi ngồi trên ghế sofa.
Thông thường, khi bố trí trong phòng khách, bàn trà thường được kê ở chính giữa 2 chiếc ghế sofa, hoặc ở phía trước một sofa dáng dài, sofa hình chữ L… Tuyệt đối không nên để sofa mà không có bàn trà, hoặc bàn trà kê riêng ở một góc mà không kèm theo ghế.
Về cách chọn bàn trà, nếu bàn trà bằng gỗ, nên chọn loại hình vuông, hình chữ nhật vì những hình khối này thuộc về hành mộc. Nếu bàn trà bằng kim loại, nên chọn hình dáng bàn tròn thuộc về hành kim. Tất cả các mặt bàn đều cần phải bằng phẳng, tuyệt đối không nên chọn loại lồi lõm hoặc có độ dốc, bàn cập kênh.
Khi lựa chọn màu sắc cho bàn trà và ghế sofa, cần đảm bảo yếu tố hài hòa và phù hợp với tổng thể của ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn trải bàn để trang trí hoặc đổi da bọc cho ghế sofa khi muốn làm mới lại không gian phòng khách.
Nguồn: http://thicongxaydungnha.com/luu-y-loi-phong-thuy-khi-xay-nha-thuong-pham-phai-121.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: chủ nhà, lỗi, lỗi phong thủy, lý dịch, phong thủy