Lịch sử ra đời và phát triển máy quay phim
Máy quay phim hay gọi tên đầy đủ là “Máy quay phim kết hợp” (Camcorder) là một thiết bị kỹ thuật điện tử có chức năng hỗ trợ thu nhận hình ảnh động (24 hình/ giây) và âm thanh. Các thông tin này được máy ghi chép lại trên “vật lưu trữ” được đặt bên trong máy. Sản phẩm là thành quả lao động và trí óc con người khi kết hợp, lai ghép một máy quay phim và một máy ghi băng hình thành một thiết bị đồng bộ để phục vụ nhu cầu lưu giữ lại hình ảnh và âm thanh xung quanh cuộc sống của mình.
Những máy quay phim kết hợp đầu tiên dùng băng hình analog làm “vật lưu trữ” sau đó phát triển lên các máy sử dụng băng hình kĩ thuật số digital. Đi đầu tiên phong cho ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất các thiết bị này là những tên tuổi lớn như SONY JVC, KODAK... với nhiều cải tiến hiện đại, vượt trội cho các sản phẩm của mình.
Trước khi máy quay phim kết hợp ra đời người ta sử dụng hai thiết bị riêng biệt là máy quay phim điện tử và máy ghi băng di động Betamax kết hợp với nhau để ghi lại âm thanh và hình ảnh. Hai thiết bị này cồng kềnh và khó sử dụng rất bất tiện cho người sử dụng so với sử dụng Camcorder sau này.
Ban đầu, để phục vụ công tác sản xuất các chương trình truyền hình người ta cho ra đời máy quay phim điện tử. Lúc này, khoa học kĩ thuật chưa tiến bộ, máy có nhiều bộ phận cơ là nên rất to và nặng, phải đặt trên xe chuyên dùng và khi hoạt động thì đc nối bằng nhiều dây sang các máy ghi băng cũng đồ sộ không kém được đặt ở một phòng kế cận. Khi kĩ thuật điện tử phát triển hai máy này được chế tạo nhỏ gọn lại để có thể di chuyển và sử dụng dễ dàng hơn và thế là máy quay phim điện tử và máy ghi băng hình di động ra đời.
Máy ghi băng hình di động hiện giờ bao gồm một bộ phận chuyên dụng để ghi phát băng hình và một bộ phận đảm nhiệm tách lọc sóng truyền hình tới các thiết bị phát để gửi đi. Riêng bộ phận ghi phát băng có thể tháo lắp dễ dàng tiện lợi khi mang đi quay phim hay chuẩn bị công tác truyền phát hình. Tuy cải tiến hai thiết bị nhỏ gọn như vậy nhưng công việc ghi nhận hình ảnh vẫn còn nhiều khó khăn khi phải cần đến 2 người vận hành, một người thao tác trên máy quay phim điện tử và một người làm việc với máy ghi băng hình.
Sự ra đời của máy quay phim kết hợp còn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan trọng với từng bước phát triển nhanh chóng.Năm 1982, nhà sản xuất SONY cho ra thị trường BETACAM – máy quay phim kết hợp cao cấp với ưu điểm di chuyển dễ dàng hơn do không phải kết nối hữu tuyến với máy ghi băng.
Sản phẩm là một đột phá lớn, được sử dụng phổ biến và ngay lập tức trở thành xu hướng máy quay chuẩn tại thời điểm đó. Tuy thế, nó vẫn còn hạn chế lớn khi người quay phim phải làm cùng lúc nhiều thao tác rất vất vả khi vừa điều khiển máy quay vừa cho chạy máy ghi băng - công việc trước đây có kĩ sư hình ảnh phụ trách.
Năm 1983, cũng vẫn là SONY chiếm lĩnh hầu hết thị trường khi chế tạo thành công BETAMOVIE, tuy nhiên chiếc máy quay của chúng ta vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục như kích thước vẫn còn lớn khi sử dụng phải vác trên vai, không có khả năng tua ngược băng hay phát lại băng, chưa được trang bị màn hình điện tử chỉ có ống ngắm quang học.
Đi cùng các thiết bị chính, “vật lưu trữ” là thành phần nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc ghi hình ảnh và âm thanh. Từ băng VHS sử dụng trên máy cổ điển cùng với sự cải tiến lên các máy di động các nhà sản xuất đưa ra hai dạng băng ghi hình mới: băng VHS – C và băng dải rộng 8mm tiên tiến hơn.
Dạng băng VHS – C là phiên bản thu nhỏ của dạng băng VHS với khả năng lưu trữ trong thời lượng 30 phút thích hợp với các máy quay kiểu VHS nhỏ, gọn gàng và tiện lợi hơn nhưng khả năng lưu trữ lại bị hạn chế là nhược điểm của VHS – C. Dạng băng dải rộng 8mm ưu việt hơn, hình ảnh chất lượng cao hơn và thời gian ghi hình lâu dài hơn nhưng bù lại để xem lại phim bằng dạng băng này thì người ta phải sang băng từ máy quay sang máy VCR trước, việc này không cần thiết khi sử dụng VHS – C vì với loại băng này có thể xem luôn.
Những nhà làm phim ưa dùng loại băng dải rộng 8mm vì khả năng lưu trữ lâu dài của nó, người dùng cá nhân lại tin tưởng sử dụng loại băng VHS – C phải chăng phần nào vì giá cả thiết bị dùng VHS – C có giá thấp hơn loại kia. Tuy nhiên không lâu sau đó, vì những hạn chế của Camcorder VHS - C người ta dần dần không còn sử dụng phổ biến loại máy này nữa, cũng chính vì thế mà các nhà sản xuất lớn cũng dần loại bỏ công nghệ sản xuất này bắt đầu từ những năm 1990.
Sang những năm 1990, lịch sử của máy quay lại phát theo một xu hướng mới, giờ đây các máy được sản xuất ra được trang bị nhiều khả năng tiên tiến hơn đặc biệt là về tính năng chụp ảnh tĩnh và trang bị microphone theo máy từ loại microphone một kênh (Camcorder Analog) tới hai kênh (Camcorder Digital) hơn nữa là tính năng thu nhận âm thanh vòng (Camcorder DVD). Băng mini DV, Digital 8 hay đĩa DVD cũng bắt đầu được sử dụng (khoảng cuối những năm 90) với nhiều ưu điểm vượt trội như nhỏ gọn, tiện sử dụng, chất lượng hình ảnh và âm thanh cũng tốt hơn nhiều so với trước.
Qua từng bước phát triển nhanh chóng cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, máy quay kết hợp dần được nghiên cứu chế tạo ngày càng hiện đại, tiện lợi hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người. Hiện tại, máy quay kết hợp đã thực sự là một thiết bị nhỏ gọn và giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với các thiết bị cổ ban đầu.
Cấu tạo máy quay gồm ba bộ phận chính làm việc ăn khớp vơi nhau: bộ phận quang học, bộ phận thu hình và bộ phận ghi băng. Bộ phận quang học có nhiệm vụ thu nhận và hội tụ ánh sáng lên bộ phận thu hình, ở đây tín hiệu ánh sáng được chuyển thành tín hiệu điện truyền tới bộ ghi băng để ghi lại. Bộ phận quang học và bộ phận thu hình được đồng bộ với nhau gọi là Camera.
Sony mở rộng dòng sản phẩm máy quay vác vai XDCAM HD 422
Việt Nam, ngày 9/11/2015: PXW-X400 là bổ sung mới nhất của Sony đối với dòng máy quay vác vai PXW, cho chức năng mạng mạnh hơn với khả năng không dây, cải tiến cân bằng máy tốt hơn, ghi hình XAVC 60p1 và các chức năng tạo luồng dữ liệu, đây thực sự là một công cụ có hiệu suất cao và linh hoạt cho làm tin và quay hiện trường.
Ông Hiroyuki Takahama – Phó Giám đốc Marketing Giải pháp PT-TH – Sony Giải pháp Chuyên Dụng Châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Máy quay mới này kết hợp tất cả các tính năng cần thiết cho một nhà quay phim chuyên nghiệp – khả năng kết nối, thiết kế công thái và nâng suất vận hành cao – đều có trong một thiết bị sản xuất đáng tin cậy này. Các tính năng bổ sung đa dạng như ghi XAVC 60p và tạo luồng dữ liệu giúp cho PXW-X400 là một công cụ tuyệt vời cho các yêu cầu sáng tạo nội dung truyền hình ngày càng gia tăng hiện nay.”
Giao diện Ethernet của PXW-X400 (RJ45 connector) cho kết nối trực tiếp mạng khi mạng LAN không dây không có sẵn hoặc không ổn định để truyền tập tin, truyền trực tiếp và điều khiển từ trình duyệt web. Công nghệ kết nối không dây (NFC) cho người sử dụng kết nối bằng cách một-chạm giữa máy quay và thiết bị di động. Ứng dụng điện thoại content browser mobile giúp tìm kiếm nội dung sẽ giúp người sử dụng xem trước hoặc điều khiển từ xa thiết lập máy quay cho các chức năng menu khác nhau.
Chức năng tạo luồng dữ liệu (HD/SD SDI) có khả năng ghi tín hiệu ngoài 1.5G HD-SDI trên thẻ SxS, một chức năng hữu ích để ghi tin hiệu được phát từ một máy quay khác tại chỗ mà không cần đầu ghi di động.
Thiết kế lại cấu trúc bên trong máy PXW-X400, Sony đã cải thiện mạnh mẽ cân bằng trọng lượng và các năng lực xử lý so với các máy quay trước đó. Kết hợp với các ống kính chỉnh tay mới được giới thiệu với thân máy được cân bằng tốt đã giải quyết tình trạng phía trước nặng và giảm tải đáng kể trên cánh tay phải người quay.
"Nút ONLINE" của PXW - X400 cho phép người dùng bỏ qua thiết bị di động hoặc menu của máy quay cho trực tiếp điều khiển on / off: truyền trực tiếp tín hiệu âm thanh hình ảnh từ PXW - X400 tới các điểm đến; tự động tải lên các tập tin proxy đến dịch vụ đám mây và máy chủ FTP; điều khiển on / off qua máy chủ mạng PWS - 100RX1 của Sony trong khi ghi hình.
PXW-X400 với nhu cầu năng lượng thấp (22W) sử dụng cảm biến hình ảnh 2/3” 3-chip CMOS và hỗ trợ các định dạng HD và SD bao gồm XAVC. Các lựa chọn ống kính bao gồm ống kính 20x Manual Focus (PXW-X400KC) và 16x Auto Focus Lens2 (PXW-X400KF). PXW-X400 không bao gồm ống kính và ống ngắm. Máy quay mới này cũng hỗ trợ dòng ống ngắm OLED Full HD HDVF mới nhất của Sony (HDVF-EL20/EL30).
PXW-X400 dự kiến có mặt ở thị trường Châu Á vào tháng 02/2016.
1 Ghi 60p sẽ được hỗ trợ chỉ ở định dạng XAVC-Long.
2 Khả năng Auto Focus sẽ có vào tháng 5/2016
7 đặc điểm để phân biệt máy quay Sony chính hãng do chúng tôi cung cấp tại thị trường Việt Nam như sau:
01. Thùng giấy carton
Thùng đựng máy in logo SONY và nét chữ, hình ảnh sắc sảo
02. Tem dán trên thùng
Tem thể hiện rõ ràng tên Nhà Nhập Khẩu – Sony Việt Nam
Tem đảm bảo của SONY VIỆT NAM trên nắp thùng và còn nguyên vẹn:
Tem đảm bảo là TEM-BỂ, chống tái sử dụng, nền trắng, chữ SONY đen đậm in nghiêng.
03. Phụ kiện kèm theo
Đầy đủ phụ kiện theo máy:
Đĩa CD; sách Hướng dẫn Sử dụng; Remote điều khiển; cáp nguồn; cáp tín hiệu (tùy model)
Phiếu bảo hành chính hãng SONY có tem chống hàng giả
04. Phiếu bảo hành
Phiếu bảo hành chính hãng SONY
Máy quay SONY chỉ sử dụng 01 phiếu bảo hành duy nhất cho toàn quốc.
Không có và không được phép thay thế phiếu này bằng phiếu/thẻ bảo hành nào khác do bất kỳ đơn vị nào cấp
Bảo hành 02 NĂM với các dòng máy XDCAM, NXCAM với các điều khoản chi tiết bên dưới. Các model dòng máy khác bảo hành 1 năm
Được in 02 mặt trên nền giấy có rất nhiều dòng logo SONY mờ.
Tem đổi màu hologram BẢO HÀNH – SONY
05. Tem trên thân máy
Thân máy quay có Tem chính hãng SONY: Tem sẽ đổi màu xoay tròn đồng tâm khi chúng ta thay đổi góc nhìn.
Tem ở thường ở mặt đáy của máy, hay ở vị trí khác tùy theo máy
06. Kiểm tra số máy - Serial Number
Có thể kiểm tra số máy trên mạng để xác định hàng chính hãng:
Số máy nằm trên thùng, trên nhãn máy và giấy bảo hành phải giống nhau
07. Thông tin các Nhà Phân Phối Ủy Quyền
Các nhà phân phối chính của sản phẩm máy quay Sony: Đối với sản phẩm máy quay chuyên dụng
Nguồn: http://mayquayphim.vn/lich-su-ra-doi-va-phat-trien-may-quay-phim-122.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: lịch sử, máy quay, máy quay phim