Kỹ thuật in dùng trong sự kiện
PART 1: CHẤT LIỆU IN
#1. GIẤY IN
– Giấy Ford: Là loại giấy phổ biến nhất, thông dụng nhất thường thấy đó là giấy A4. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head(giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh …
– Giấy Glossy là một loại giấy in ảnh.loại giấy trắng bóng. Bề mặt có một lớp phủ đặc biệt cho màu sắc tươi sáng và sắc nét. Thấm mực nhanh, mau khô.
– Giấy Bristol : Có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.
– Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (các bạn có thể xem mẫu hộp kem đánh răng, hộp khăn giấy ….)
– Giấy Couche : Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-300g/m2.P. Mẫu giấy này dùng nhiều trong in ấn quảng cáo, và sự kiện
– Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
– Giấy Duplex : Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. Mẫu giấy này thường sử dụng in các hộp thiết bị, nó gần giống với bìa carton.
– Giấy Crystal : có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm
– Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …
#2. HIFLEX
Hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt. Bạt hiflex là chất liệu thông dụng nhất được sử dụng để in backdrop, photo conner, billboard, banner, stadee, bandrol … Và còn được sử dụng làm mái, dù che..
-Loại mỏng: 0.32 ÷ 0.34 mm ( Bandroll)
-Loại trung: 0.36 ÷ 0.38 mm ( Mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu…)
-Loại dầy : 0.46 mm ( Pano, biển tấm lớn).
Khổ bạt thường là 3.5m
#3. DECAL
– In phun bằng máy in KTS, nhưng nó có một lớp keo và người ta dùng đề dán lên ….tất cả những gì có thể dán như Mica, kính, focmex…
Có 2 loại decal: decal trắng và decal trong. Loại trong đặc biệt dùng để dán lên kiếng để che bớt không gian bên trong
#4. PP
PP thừa hưởng được các tính năng của HIflex nhựa độ bền cao, dai và khả năng bám mực tốt, và loại bỏ được mùi hôi đặc trưng của Hiflex.
PP dùng trong ngoài trời và trong nhà sẽ dùng 2 chất liệu khác nhau về độ dai và bền, PP ngoài trời sẽ dày hơn đê thích ứng với môi trường khắc nghiệt bên ngoài.
Hình ảnh in trên PP cũng rõ ràng sắc nét hơn trên Hiflex
Khổ in thông dụng là 1.5m
in bằng mực nước vì vậy ít khi người ta xài PP để dán ngoài trời nhưng nó lại bóng hơn decal nên tuỳ việc mà người ta sdụng loại nào cho phù hợp và cũng có một lớp keo để dán .
Nhưng decal dán vào lột ra thì dễ chứ PP dán vào lột ra thì …
#5. VẢI CANVAS
– Được làm bằng chất liệu vải nhân tạo có tráng 1 lớp nhựa mỏng, chuyên dụng trong lĩnh vực dịch vụ ảnh nghệ thuật, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun, khả năng hấp thụ mực tuyệt vời, thích hợp nhất cho mực in Pigment.
– Vải canvas thích hợp cho sử dụng in ấn outdoor nhưng không bền bằng hiflex. Độ rủ cao hơn hilfex nên có thể dùng làm cờ phướn. Hạn chế: khi bị nhàu dễ đề lại vết rất khó coi.
#6. VẢI SILK
– Được làm bằng chất liệu tơ nhân tạo (một dạng khác của Polyester), có một mặt bóng láng và trơn , độ trắng 96%, chuyên dụng trong lĩnh vực dịch vụ ảnh nghệ thuật, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun.
– Vải silk được sử dụng indoor nhiều hơn, nhưng thực tế thì cũng không gặp vấn đề gì nhiều khi sử dụng ngoài trời
#7. CHẤT LIỆU KHÁC
các chất liệu sứ, gỗ, gạch, đá, áo (1 dạng in lụa), bóng bay, mica, thủy tinh …. cũng là những chất liệu sử dụng trong in ấn của sự kiện, thường được dùng nhiều làm quà tặng.
Gần đây có 1 dịch vụ in hình lên bánh gato cũng khá hấp dẫn và đặc biệt hình in có thể sử dụng để ăn được.
Tóm lại, hầu hết các vật liệu đều có thể sử dụng để in ấn hình ảnh phục vụ sự kiện. Tùy vào tính chất và công dụng của từng loại mà chúng ta có những lựa chọn phù hợp để sử dụng cho mục đích của mình.
Kỹ thuật in dùng trong sự kiện – P2
Như ở phần 1 cũng đã nêu 1 số chất liệu in ấn thông dụng được dùng trong tổ chức sự kiện. Phần tiếp theo sẽ là kỹ thuật in trên những chất liệu đó như thế nào.
#1. IN OFFSET
In offset (offset = truyền qua) là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
• Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
• Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
• Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
• Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Để in một sản phẩm theo phương pháp in offset truyền thống, sau khi đã có dữ liệu khách hàng phải chờ ít nhất 2-3 ngày để làm phim và phơi bản rồi đem đi in. Tất nhiên số lượng in càng ít thì giá thành cho một sản phẩm càng cao.
#2. IN KỸ THUẬT SỐ
In kỹ thuận số (KTS) ra đời nhằm giải quyết tình trạng chờ đợi và số lượng của in offset. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ cần đem đĩa đến cơ sở in, tại đây dữ liệu sẽ được nạp vào trong một máy in KTS và sẽ được in ra ngay. In KTS đặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp khách hàng yêu cầu in ngay và số lượng ít. Cho đến nay người ta vẫn tìm tòi để cải tiến liên tục các phương pháp in KTS.
Nếu định nghĩa phương pháp in KTS là DTP (Disk to Press) không qua các giai đọan làm film & phơi bản truyền thống thì ta có thể chia in KTS ra làm 2 loại:
– In KTS không có bản in (non-impact print)
– In KTS có bản in (impact print)
Ứng dụng của in lụa:
a. In lên giấy: thiệp cưới, biểu mẫu, tờ rơi, danh thiếp… Hiện nay in lụa là phương pháp phổ biến dùng in thiệp cưới sử dụng các mẫu phôi thiệp có sẵn, nhờ vào tính nhanh gọn, có thể in số lượng ít trong thời gian ngắn, và đặc biệt là có sử dụng nhiều loại mực, thể tạo nhiều hiệu ứng khác nhau như in chữ nổi, kim tuyến, màu nhũ vàng, nhũ bạc.. mà các phương pháp in khác không thể thực hiện được.
b. In áo: các kiểu áo thun, áo đồng phục, áo thi đấu thể thao,..
c. In lên bao, túi nylon
d. In nhãn thùng carton
e. In lên các loại sản phẩm có bề mặt đa dạng: bút viết, linh kiện, thiết bị,…
#4. IN ỐNG ĐỒNG
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên, vvv tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.
#5. IN FLEXO
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.
Trong ngành công nghiệp in ấn có rất nhiều kỹ thuật in khác nhau, và trong mỗi kỹ thuật in có nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng đối với sự kiện đa phần chúng ta thường sử dụng 2 kỹ thuật in chính đó là in offset và in kỹ thuật số. Do tính chất đặc thù in để quảng cáo cùng với những chất liệu được sử dụng phục vụ cho sự kiện thì đây là 2 kỹ thuật in được nhắc tới nhiều nhất.
Đa phần chúng ta in hiện nay đều sử dụng in kỹ thuật số.
#3. IN LỤA
In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít. Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,… Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…