Mua phụ kiện giá rẻ cho máy ảnh
Cách chọn mua phụ kiện thẻ nhớ giá rẻ cho máy ảnh
1. Dung lượng của thẻ nhớ
Cạn bộ nhớ là nỗi ám ảnh với bất kì người sử dụng máy ảnh nào. Cho nên chọn một bộ nhớ có dung lượng phù hợp là điều rât cần thiết.
Nếu bạn chỉ coi chụp hình là một thú vui thì nên chọn bộ nhớ tối thiểu 2GB. Nếu bạn chụp nhiều và lưu ảnh dưới dạng thô nguyên gốc (file lớn hơn) thì 8GB sẽ rất phù hợp.
Để mô tả cho điều này, nếu bạn chụp bằng máy có độ phân giải 10 megapixel như Canon Powershot S90, bạn có thể nén 750 tấm ảnh JPEG độ phân giải cao vào thẻ nhớ SD 2GB. Tuy nhiên, ở dạng thô thì con số này chỉ còn là 135 ảnh. Trong khi đó một thẻ SDHC 8GB cỏ thể lưu đến 450 ảnh dạng thô. Việc ghi hình tất nhiên đòi hỏi dung lượng lớn hơn rất nhiều. Trên thẻ SD 2GB, máy S90 có thể ghi 24 phút video phân giải chuẩn (640×480 pixels ở 30 fps). Nhưng với thẻ SDHC 8GB, bạn có thể lưu 1 giờ 35 phút video.
Thế cho nên, nếu bạn chỉ chụp hình thôi thì 4GB là vừa nhưng nếu còn quay video thì 8GB đến 16 GB sẽ tốt hơn.
2. Tốc độ
Khi nói đến tốc độ thẻ nhớ máy ảnh, người ta thường dùng đơn vị là “X”. một “X” tương đương 150KB mỗi giây. Cho nên một thẻ 200X chẳng hạn sẽ có tốc độ 30MB. Một số nhà sản xuất như SanDisk chỉ đọc đơn giản là 30MB.
Tin tốt là hầu hết máy ảnh compact không ghi đủ nhanh để làm bạn phải bận tâm với tốc độ của thẻ nhớ. Dù vậy, nếu bạn chụp hình thô với digital SLR thì bạn nên mua thẻ nhớ có tốc độ ghi từ 20 đến 30MB/s.
Class là một thông số quan trọng khác nhưng ít người hiểu thông số này. Class là tốc độ cam kết tối thiểu (đối với 1 file liền), con số đứng sau chữ class được hiểu là tốc độ ghi tối thiểu (tính theo MB/s) của loại thẻ đó. Như vậy Class2 có tốc độ tối thiểu khi ghi dữ liệu là 2MB/s, class6 là 6MB/s. Giá trị này chỉ có tác dụng khi ghi 01 File liền, không có nghĩa gì khi bạn ghi nhiều file cắt nhỏ. Tuy nhiên khi làm việc thì thẻ nhớ chạy với tốc độ thông thường chứ không chạy theo tốc độ tối thiểu.
Thường thì Class4 là đủ cho việc ghi hình. Hầu hết camcorder yêu cầu Class6 nhưng bạn vẫn cần xem xét kĩ trước khi mua.
3-. Tóm tắt
- Nếu bạn chỉ dùng file Jpeg: 2-4GB
- Nếu bạn chỉ dùng file thô: 4-8GB
- Nếu bạn chỉ dùng Jpeg và quay phim: 4-16GB
- Nếu bạn chỉ dùng hình thô và quay video: 4-32GB
Thẻ nhớ nhanh hơn sẽ cải thiện tốc độ của camera DSLR ở chế độ Burst. Nếu bạn chụp hình bằng máy ảnh kĩ thuật số thì Class4 là đủ trừ khi nhà sản xuất đưa ra thông số khác.
Hướng dẫn chọn mua phụ kiện chân máy ảnh giá rẻ
- Khi mua chân máy bạn cần quan tâm đến một số thông số chính gồm:
1. Trọng lượng
Tùy theo mục đích chụp ảnh và loại máy ảnh bạn sử dụng mà bạn chọn cho mình một chân máy phù hợp. Các chân máy cỡ nhỏ phù hợp với các máy ảnh nhỏ gọn như máy compact và máy ảnh không gương lật, hoặc máy ảnh DSLR nhưng không sử dụng các ống kính lớn hoặc đèn flash phụ, dùng mang theo trong các chuyến du lịch, dã ngoại… Các chân máy lớn hướng đến những tay máy chuyên nghiệp và cho phép sử dụng các thân máy lớn, ống kính to và nặng.
2. Độ vững chắc và ổn định
Không phải chân máy nào cũng có khả năng giữ ổn định tốt. Chân máy tốt phải cho phép kéo dài, mở rộng dễ dàng, đồng thời ở độ cao tối đa vẫn phải rất ổn định, không bị rung rinh khi có gió. Khi chọn mua chân máy, bạn phải thử bằng cách mở rộng tối đa chân máy và ấn mạnh từ trên xuống, chú ý các phần khớp nối giữa các đoạn chân máy có được giữ chắc chắn không.
3. Chất liệu
Hầu hết chân máy được làm từ nhôm, nhưng độ dày và độ cứng khỏe của chân máy thì khác nhau. Chân máy quá nhẹ thì rõ ràng là không tốt, còn chân máy tốt thì có thể quá nặng để di chuyển. Các chân máy làm từ sợi carbon đáp ứng tốt về tỉ lệ giữa trọng lượng và độ ổn định, có thể giảm tới 1/3 trọng lượng trong khi độ ổn định tốt hơn, nhưng giá cũng đắt hơn ít nhất là gấp đôi so với các chân máy bằng nhôm tương đương. Nếu bạn thường xuyên di chuyển thì loại chân máy này đáng để đầu tư.
Cơ chế khóa chân: bạn nên tìm hiểu và chọn chân máy có cách khóa vặn dễ dùng và chắc chắn, để đảm bảo thao tác nhanh và luôn ổn định. Thông thường các tripod có khóa kiểu trượt, tức là chỉ cần kéo dài các đoạn chân máy đã được thu gọn và dùng van cố định. Ngoài ra còn có loại chân máy có kiểu xoáy vặn, kiểu này thao tác sẽ lâu hơn nhưng sẽ bỏ đi được cái van vướng víu. Nên thử tháo lắp chân máy xem có dễ dùng không thì mới mua.
4. Số đoạn chân máy
Nếu bạn thích chụp ảnh ở nhiều độ cao khác nhau thì nên tính đến việc mua một chân máy có nhiều đoạn để mở rộng độ cao linh hoạt. Thông thường chân máy có 2-3 đoạn, cá biệt có chân máy có nhiều đoạn hơn hoặc có loại chỉ có một đoạn duy nhất. Khi mua chân máy nhiều đoạn, bạn cũng nên để ý đến độ ổn định khi mở rộng tối đa chân máy, vì rõ ràng càng cao thì chân máy sẽ càng kém vững. Ngoài ra, một chân máy có 3 đoạn có thể có tổng chiều cao bằng chân máy 4 đoạn, nhưng chân máy 4 đoạn sẽ nhỏ gọn hơn loại 3 đoạn, dễ vận chuyển hơn.
5. Chiều cao
nói chung bạn sẽ cần các chân máy có chiều cao ngang tầm mắt, nhưng nếu chụp ảnh macro thì có thể bạn cần chân máy thật thấp.
Đầu nối (tripods heads): là nơi bạn gắn máy ảnh vào chân máy, thường có sẵn trên chân máy, bạn cần kiểm tra xem có gắn được máy ảnh của bạn không, nếu không thì cần xem chân máy đó có cho gắn đầu nối rời không. Có 2 loại đầu nối chính là đầu ball và đầu pan, trong đó đầu ball gần như cho phép bạn xoay máy "tự do", còn đầu pan thì chia thành các nấc khác nhau và bạn sẽ điều chỉnh máy ảnh chính xác theo từng góc chụp. Đầu nối tốt sẽ cho phép bạn xoay được máy theo nhiều góc khác nhau cũng như dễ dàng tháo lắp.
6. Cột trung tâm
Các tripod đều có một cột trung tâm (centre columm) để gắn chân máy, cho phép nâng cao thêm máy ảnh khi mà các chân đã được mở rộng hết cỡ. Một số chân máy có thể gắn ngược để bạn có thể xoay máy ảnh xuống dưới khi cần chụp dưới mặt đất. Một số khác có móc để bạn treo đồ vào. Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn loại cột trung tâm nào.
Giá: chân máy có giá khá phong phú, thường tính theo trọng lượng, chất liệu và tính năng của chân máy. Không nên chọn chân máy quá rẻ tiền.
Hướng dẫn chọn mua phụ kiện ống kính giá rẻ cho máy ảnh
1. Phối cảnh
Khi bạn đứng ở một góc phố đông đúc và chụp mười bức hình với các ống kính 9mm, 24mm, 50mm, 200mm và 500mm. Mỗi nhóm hình ảnh của mỗi ống kính sẽ thể hiện những điều khác nhau.
Phối cảnh trực quan là một phần quan trọng khi bạn muốn thể hiện điều gì đó qua ảnh. Khi bạn nhìn vào những tấm ảnh hiện tại của bạn bạn thấy thiếu những gì? Có phải bạn có xu hướng chụp cảnh cảnh nhiều hơn là chụp ở tầm trung và xa? Hay những bức ảnh của bạn đang thiếu sự gần gũi do không tập trung vào chi tiết. Hãy tìm kiếm những khoảng trống trực quan trong những bức ảnh của bạn và tìm kiếm một ống kính phù hợp giúp bạn lấp đầy những khoảng trống đó.
2. Khẩu độ tối đa
Một ống kính zoom đa dụng phổ biến trên các máy ảnh dSLR có chất lượng tốt phải cung cấp những phối cảnh từ góc rộng tới siêu xa ở mức trung bình. Nhưng những ống kính này thường có khẩu độ tối đa hạn hẹp, chẳng hạn f/3.5-5.6.
Điều đó có ý nghĩa gì? Ví dụ ở thiết lập góc rộng 18mm, khẩu độ tối đa f/3.5. Ở khẩu độ này hầu hết ánh sáng đều được ống kính chuyển tới cảm biến hình ảnh trên camera của bạn. Đến khi bạn zoom tới 55mm, ống kính của bạn sẽ có rất ít ánh sáng ở khẩu độ f/5.6. Mỗi f-stop hoàn chỉnh (f/4, f5.6, f/8) đều tương đương với một thiết lập ISO hoàn chỉnh (ISO 400, 600, 1600). Vì vậy, nếu bạn đã có một ống kính f/4 thay vì f/5.6, bạn có thể giảm ISO xuống từ 1600 tới 800.
Khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu với bộ zoom của bạn, bạn sẽ phải tăng cường ánh sáng đi qua ống kính bằng cách tăng ISO (ví dụ từ ISO 400 tới 800 để cho camera của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng), hoặc thêm ánh sáng bằng cách sử dụng đèn flash, hay làm chậm tốc độ màn trập (ví dụ từ 1/60 giây đến 1/30 giây) để nhiều ánh sáng hơn được chuyển tới cảm biến. Nếu bạn thêm một ống kính sáng hơn vào bộ ống kính của mình, chẳng hạn như một ống kính 50mm f/1.8, bạn sẽ không cần phải thay đổi ISO hoặc gắn đèn flash trợ sáng thường xuyên.
Tác động quan trọng thứ hai đó là cách mà bạn có thể quản lý nền của bố cục. Khoảng thay đổi khẩu độ tối đa lớn, chẳng hạn như f/1.8, giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc tạo nền chi tiết hay mềm mại. Thiết lập khẩu độ lớn giúp bạn làm mềm nền ảnh một cách dễ dàng hơn, trong khi những thiết lập khẩu độ nhỏ (f/5.6 và nhỏ hơn) có xu hướng làm nền của bức ảnh chi tiết hơn.
Nếu những bức ảnh bạn chụp có xu hướng sở hữu một số lượng chi tiết tương đương nhau từ trước tới sau, hoặc nếu chúng không thể đẩy lùi giới hạn của nhiếp ảnh trong ánh sáng hiện tại của môi trường thất thường thì bạn cần xem xét mua một ống kính mới với khoảng thay đổi khẩu độ tối đa lớn hơn. Ví dụ hợp lý giá rẻ là những ống kính 50mm f/1.8 và 30mm f2.0. Nếu có thể chọn ống kính 80mm f/1.8 thì càng tốt. Với bất kỳ lựa chọn ống kính nào trong ba ống kính ví dụ ở trên bạn cũng có thể chụp ảnh trong nhà mà không cần dùng đèn flash trợ sáng cũng như có thể kiếm soát chi tiết nền nhiều hơn khi chụp ảnh ngoài trời.
3. Kích thước và trọng lượng
Khẩu độ tối đa cũng ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của ống kính, một ống kính có khẩu độ mở lớn đương nhiên sẽ có kích thước/trọng lượng lớn. Ví dụ, một ống kính chuyên nghiệp 70-200mm f/2.8 của Canon nặng khoảng 1,5kg trong khi phiên bản f/4 nhẹ hơn một nửa, chỉ 0,75kg.
Trường hợp tương tự cũng diễn ra với các ống kính góc rộng và ống kính cố định độ dài tiêu cự. Một ống kính góc rộng 17-40mm f/4 có trọng lượng khoảng 0,47kg, so với trọng lượng 0,63kg của một mẫu ống kính 16-35mm f/2.8. Và một ống kính Sigma 50mm f/1.4 nặng hơn đáng kể so với một ống kính Canon 50mm f/1.8.
Tất nhiên, không chỉ riêng khẩu độ tối đa có ảnh hưởng tới kích thước và trọng lượng của ống kính. Cấu trúc chuyên nghiệp, vững chắc cũng đóng một vai trò. Ống kính Canon 50mm f/1.8 được đề cập ở trên là một mẫu ống kính dành cho người tiêu dùng phổ thông với cấu trúc bằng vật liệu nhựa trong khi ống kính Sigma f/1.4 là một mẫu ống kính chuyên nghiệp với khung bằng kim loại.
Nếu bạn thường xuyên đi du lịch và hay chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tốt, bạn có thể giảm rất nhiều gánh nặng cho đôi vai và cả tiền bạc bằng cách chọn một ống kính zoom trọng lượng nhẹ hơn nhưng có giới hạn khẩu độ tối đa nhỏ. Ống kính Canon 55-250mm EF-S (cho cảm biến crop Canon) nặng chưa tới 0,5kg và có mức giá chỉ 4-5 triệu đồng. Trong khi đó mẫu ống kính chuyên nghiệp 70-200mm f/2.8 sáng hơn 2 stop có trọng lượng gấp ba lần cùng mức giá lên tới trên 50 triệu đồng.
Khi chọn ống kính bạn nên cầm nó lên và xem nó có thể đặt vừa vặn vào trong chiếc túi mà bạn muốn dùng hay không.
4. Tích hợp chống rung
Nếu bạn chụp ảnh với một camera Canon, Nikon, hoặc Panasonic, thì bạn cần một ống kính có tính năng ổn định hình ảnh để tận dụng ưu điểm của công nghệ quan trọng này và bù đắp cho camera khi nó bị rung. Canon, Nikon, và Panasonic sử dụng công nghệ ổn định quang học bằng cách tích hợp vào trong ống kính. Olympus và Pentax thì khác, họ tích hợp tính năng ổn định vào camera, giúp bạn có thể tận dụng công nghệ này mà không phụ thuộc vào loại ống kính bạn gắn trên camera.
Mặc dù các ống kính có tính năng ổn định hình ảnh có mức giá đắt hơn nhưng các bạn nên mua chúng cho những camera có tuỳ chọn này, tính năng ổn định hình ảnh còn đặc biệt hữu dụng nếu bạn có nhu cầu chụp ảnh zoom xa và telephoto.
5. Sự hấp dẫn
Lưu ý cuối cùng này có thể hơi nhạy cảm, nghiêng nhiều về cảm xúc cá nhân. Nhưng việc mua một ống kính mà bạn thèm muốn so với một ống kính mà bạn nghĩ rằng bạn nên mua là một yếu tố quan trọng. Một ống kính mà bạn gắn bó, hấp dẫn với bạn, cái mà bạn cho là tuyệt vời sẽ truyền cảm hứng cho bạn khi bạn chụp ảnh. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết phụ kiện giá rẻ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về phụ kiện giá rẻ giành cho điện thoại, xe máy, laptop,…
Mua bán phụ kiện giá rẻ chất lượng, uy ín ở đâu?
Mua bán phụ kiện giá rẻ tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật những mẫu phụ kiện điện thoại mới nhất hãy xem ngay: Mua bán phụ kiện giá rẻ
Nguồn: http://muabannhanhphukien.com/mua-phu-kien-gia-re-cho-may-anh/99
Đăng bởi Minh Thiện Tags: chọn mua phụ kiện, chọn mua phụ kiện giá rẻ, Mua bán phụ kiện, Mua bán phụ kiện giá rẻ, Mua phụ kiện giá rẻ cho máy ảnh, phụ kiện, phụ kiện cho máy ảnh, Phụ kiện giá rẻ, phụ kiện giá rẻ cho máy ảnh, săn hàng phụ kiện